Trẻ bị nhiệt miệng nên làm gì?

Trẻ bị nhiệt miệng nên làm gì để giảm bớt sự khó chịu khi đau. Các vết loét nhỏ ở niêm mạc môi, má, lưỡi khiến trẻ đau, dễ bị kích thích, lười ăn uống. Tình trạng này thường khiến cha mẹ lo lắng vì trẻ quấy khóc nhiều và ăn kém. Cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này để có biện pháp cải thiện cho bé nhé!

1. Tại sao trẻ hay bị nhiệt miệng?

Nhiệt miệng được phát triển khi thân nhiệt của trẻ cao hơn mức bình thường gây khô người, miệng khô, lưỡi đỏ, phần khác là do trẻ sử dụng quá nhiều đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, chất béo,... Song song, theo nhận định của các chuyên gia, bệnh nhiệt miệng là bệnh không biết rõ nguyên nhân gây bệnh nhưng cũng có nhiều yếu tố được “nghi ngờ” là thủ phạm gây nên bệnh lý này. Đó có thể là những yếu tố sau:

  • Trẻ bị sâu răng hoặc viêm chân răng, viêm tủy,…;

  • Hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm do ăn uống không đủ chất, cơ thể trẻ bị bệnh, trẻ ăn không ngon,…;

  • Cơ thể trẻ thiếu hụt thành phần sắt, kẽm hoặc vitamin B12, vitamin C;

  • Có vấn đề về chức năng của gan, gan bị suy yếu hoặc bị tổn thương nên không đủ khả năng để lọc hết các độc tố có hại bên trong ra khỏi cơ thể;

  • Lớp niêm mạc bị tổn thương do đánh răng không đúng cách hoặc do vật nhọn làm chảy máu.

Bên cạnh đó, căn bệnh này có thể do một số loại virus nhiễm khuẩn gây nên như: HSV, HHV, CMV, VZV,…


TIN LIÊN QUAN

2. Dấu hiệu trẻ bị nhiệt miệng

Khi trẻ bị nhiệt miệng, lớp niêm mạc trong khoang miệng của trẻ sẽ xuất hiện một hoặc nhiều hơn đốm tròn hoặc hình oval màu trắng hoặc vàng nhạt, hồng có viền đỏ. Vết loét này có thể lớn theo từng ngày, kèm theo đó là tình trạng nhiễm trùng. Những vết loét này xuất hiện bên trong mặt lưỡi hoặc trên nướu răng. Đây là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh nhiệt miệng.

Bên cạnh những vết loét trong khoang miệng, trẻ bị nhiệt miệng còn có thể xuất hiện thêm một vài triệu chứng khác như:

  • Trẻ hay quấy khóc khi bị đau;

  • Trẻ chán ăn khiến sụt cân;

  • Miệng chảy nhiều nước dãi;

  • Nứu bị sưng và có thể chảy máu chân răng;

  • Sốt theo từng cơn hoặc sốt cao.

Trẻ bị nhiệt miệng nên làm gì? Phụ huynh cũng cần cẩn thận quan sát các vết loét trong miệng của trẻ hoặc một số vị trí khác như lợi, nướu, lưỡi,… hoặc các vết loét có thể xuất hiện trên một số bộ phận khác như tay, chân, cổ, mông,… Đó cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm khác, quý phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ tìm gặp bác sĩ để được khám chữa kịp thời.

3. Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ tại nhà

Mẹ của trẻ có thể áp dụng một số mẹo vặt dân gian dưới đây để xoa dịu cơn đau và chữa lành các tổn thương do nhiệt miệng gây nên:

Thoa mật ong lên vết loét do nhiệt miệng gây ra:

Theo nhận định của các chuyên gia, trong mật ong có tính sát khuẩn, kháng khuẩn, tiêu viêm khá cao, có tác dụng diệt nấm, diệt vi khuẩn khá tốt. Mẹ có thể sử dụng mật ong để trị nhiệt miệng cho trẻ bằng cách, dùng một tăm bông sạch để lấy một ít mật ong rồi thoa trực tiếp lên vết loét. Sau đó, cho trẻ súc miệng bằng nước ấm.

Dùng dầu dừa:

Trong dầu dừa có chứa nhiều thành phần có tác dụng chữa lành nhanh chóng các vết thương, làm dịu các cơn đau rát. Vậy nhiệt miệng nên làm gì? Mẹ có thể pha một ít dầu dừa vào trong ly nước ấm để cho trẻ súc miệng. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể sử dụng dầu dừa để bôi lên các đốm loét do nhiệt miệng gây nên.

Cho trẻ uống nước ép cà chua:

Nước ép cà chua mang lại một vị chua nhẹ, cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C vừa đủ cho một ngày. Ngoài ra, loại đồ uống này có tác dụng cải thiện các vết loét trong khoang miệng rất tốt. Bạn có thể dùng nước ép cà chua và thêm một ít mật ong nguyên chất, khuấy đều và cho trẻ dùng.

Dùng rau ngót bôi lên vị trí bị loét:

Trong Đông y, lá rau ngót có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người, giúp thanh lọc, giải nhiệt, lợi tiểu. Để cải thiện tình trạng viêm loét do nhiệt miệng gây ra, bạn có thể ép lá rau ngót để lấy phần nước cốt thoa lên vị trí bị loét. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần và kiên trì thực hiện mỗi ngày để chứng nhiệt miệng được đẩy lùi một cách nhanh chóng.

Khi lo lắng nhiệt miệng nên làm gì thì bạn có thể áp dụng các mẹo trên cho bé. Đừng quên cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả, hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng và vận động thường xuyên. Bên cạnh đó, nên cho bé uống Bột sủi thanh nhiệt giải độc gan Themaz Cola để thanh nhiệt giảm nhiệt miệng hiệu quả. Được kết hợp từ các thảo dược thiên nhiên như rau má, kế sữa, ké đầu ngựa, cam thảo, ngân kim hoa, rễ cỏ tranh, cùng các vitamin khoáng chất cần thiết giúp làm mát gan, thanh nhiệt giải độc gan, làm giảm các triệu chứng như: nhiệt miệng, mẩn ngứa, mụn nhọt, dị ứng, mề đay, nóng gan do uống nhiều rượu bia. Ngoài ra còn giúp tăng cường chức năng gan trong các trường hợp xơ gan, viêm gan, suy giảm chức năng gan



Bột sủi thanh nhiệt giải độc gan Themaz Cola là dòng sản phẩm được tiếp thị và phân phối bởi CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÂM DƯỢC. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp vui lòng liên hệ qua Hotline 0798.16.16.16 - 0708.18.66.60 để được dược sĩ chuyên môn tư vấn miễn phí. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về sản phẩm tại:

Như vậy, trẻ bị nhiệt miệng nên làm gì? Mong rằng với những chia sẻ trên có thể giúp bạn làm giảm tình trạng nhiệt miệng ở trẻ nhanh chóng. Cho bé ăn uống hợp lý, sinh hoạt khoa học để bảo vệ sức khỏe tránh những tác nhân gây bệnh hiệu quả. Chúc bạn thành công!



0 nhận xét trong bài " Trẻ bị nhiệt miệng nên làm gì?"

Đăng nhận xét