Nhiều người thắc mắc không biết liệu rằng bị nhiệt miệng ăn xôi được không. Bởi xôi là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng bởi giá trị dinh dưỡng cao. Đừng bỏ qua thông tin bài viết dưới đây nếu bạn còn chưa giải đáp được thắc mắc nhé!
1. Theo bạn bị nhiệt miệng ăn xôi được không?
Thành phần chính của xôi là gạo nếp – một loại thực phẩm có lượng tinh bột siêu cao. Ngày nay, có đa dạng cách chế biến xôi như xôi xéo, xôi lạc, xôi gà, xôi dừa…
Gạo nếp có vị ngọt, tính ấm, thường được sử dụng kết hợp với các vị thuốc trong y học. Tuy nhiên, những người đang sốt, mắc các bệnh ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng,… hay thể chất thiên nhiệt nên tránh dùng quá nhiều gạo nếp.
TIN LIÊN QUAN
- Chữa nhiệt miệng bằng nha đam
- Chữa nhiệt miệng bằng phương pháp dân gian
- Chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá
- Chữa nhiệt miệng cấp tốc
- Chữa nhiệt miệng bằng rau ngót
Vậy còn khi bị nhiệt miệng ăn xôi được không?
Theo nghiên cứu, gạo nếp là bài thuốc có thể giúp trị cảm mạo, bồi bổ sức khỏe, nấu cháo khi bị động thai. Tuy nhiên, gạo nếp được khuyến cáo kiêng với những người nhiệt miệng, bị bệnh có sốt, chướng bụng….
Gạo nếp là thành phần lành tính nhưng khi chế biến thành xôi, đây lại là thực phẩm khó tiêu, dễ khiến tình trạng tăng acid dạ dày xảy ra, khiến người có các vấn đề về tiêu hóa dễ bị trào ngược, ợ hơi, ợ chua và khó chịu.
Bên cạnh đó, cấu tạo tinh bột trong gạo nếp là cấu tạo dạng nhánh. Do đó tinh bột khi vào trong dạ dày thường chắc, khó chia cắt khi ăn vào. Chính vì vậy bệnh nhân thường có cảm giác khó tiêu và no lâu. Ngoài ra, một số thành phần khác thường ăn kèm cùng xôi như hành, tỏi, tiêu,… Đây là những gia vị cay nóng, sẽ càng khiến cho cơ thể bạn trở nên nóng và khó chịu chịu, làm tình trạng nhiệt miệng càng thêm nặng.
Nếu bạn đang bị nhiệt miệng, tốt nhất nên tránh xa các loại thực phẩm có tính nóng, khó tiêu như xôi. Bởi chúng sẽ gây kích ứng và làm vết viêm miệng trở nên nặng hơn.
Thay vào đó, nên ăn hoặc uống những loại rau củ quả thanh nhiệt như: rau má, cà rốt, rau mồng tơi, cà chua,...
2. Đâu là cách chữa nhiệt miệng hiệu quả tại nhà
a. Pha nước muối súc miệng
Nước muối có tính sát khuẩn cao, lạo an toàn và dễ pha chế. Bạn chỉ cần pha 1 hoặc 2 thìa cà phê muối vào 2/3 ly nước lọc. Có thể thêm 1/2 muỗng nước ép nha đam rồi khuấy đều cho muối tan hết. Ngậm một ngụm trong miệng khoảng 10 giây. Lặp lại vài lần, ngậm cuối cùng có thể ngửa cổ lên cao vừa phải để súc vùng cổ, không được nuốt. Thực hiện ngày 2 - 3 lần, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, vết loét ở miệng sẽ đỡ đau hơn rất nhiều.
b. Súc miệng bằng giấm táo
Bạn có thể pha giấm táo với nước ấm, tỷ lệ bằng nhau, và dùng súc miệng hằng ngày để nhanh chóng làm biến mất các vết loét miệng. Giấm táo có chứa axit acetic, có khả năng diệt vi khuẩn đồng thời gia tăng các lợi khuẩn. Giấm táo chủ yếu có vai trò như một kháng sinh tự nhiên đối với nhiệt miệng.
c. Sữa chua
Mỗi ngày ăn một cốc sữa chua sẽ rất tốt cho việc chữa khỏi nhiệt miệng. Khi các lợi khuẩn trong sữa chua đi qua miệng sẽ chữa lành vết nhiệt. Sữa chua mịn, mát sẽ giúp giảm đau hiệu quả đấy!
d. Mật ong
Mật ong từ lâu đã được biết đến với công dụng kháng khuẩn, kháng viêm và kích thích phục hồi tổn thương. Vì vậy, chữa nhiệt miệng bằng mật ong là một phương pháp hữu ích mà bạn nên áp dụng. Sau khi súc miệng bằng nước ấm, bạn chỉ cần thoa trực tiếp mật ong lên vết lở/loét. Lặp lại từ 2 - 3 lần mỗi ngày và giữ nguyên trong vài giờ. Bạn nên thoa mật ong trước khi đi ngủ và không nên ăn uống gì sau khi thoa để có hiệu quả tốt nhất.
e. Chế độ ăn uống
Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, tối thiểu 2 lít nước. Tăng cường sử dụng các loại nước ép rau củ tự nhiên, nhất là nước ép rau má, cà chua, củ cải trắng,... đều có tác dụng hiệu quả với bệnh nhiệt miệng.
Cẩn thận với các loại thực phẩm cay nóng, các loại đồ nướng hoặc đồ chua. Không quá lạm dụng các loại thực phẩm này để hạn chế các tổn thương vùng miệng gây loét miệng, đồng thời cũng là cách để bạn bảo vệ dạ dày, đại tràng.
Ăn chè từ các loại đậu như đậu đen, đậu xanh đều có công dụng thanh lọc cơ thể và giải độc rất hiệu quả.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng, nên ăn các loại như cà chua, rau má, rau diếp cá, rau ngót, trứng lộn và các loại thịt mát như thịt vịt,...
Mỗi ngày bạn nên ăn một hũ sữa chua vì vi sinh vật có lợi trong sữa chua sẽ chữa lành các vết loét, đồng thời, vị thanh mát của sữa chua sẽ giúp giảm đau.
Bổ sung các loại vitamin B, C và sắt thông qua thức ăn hoặc thuốc bổ.
Bên cạnh các cách chữa nhiệt miệng tại nhà như trên thì bạn nên kết hợp dùng với Bột sủi thanh nhiệt giải độc gan Themaz Cola để nhanh chóng thanh nhiệt cơ thể, giảm nhiệt miệng nhanh chóng.
Được kết hợp từ các thảo dược thiên nhiên như rau má, kế sữa, ké đầu ngựa, cam thảo, ngân kim hoa, rễ cỏ tranh, cùng các vitamin khoáng chất cần thiết giúp làm mát gan, thanh nhiệt giải độc gan, làm giảm các triệu chứng như: nhiệt miệng, mẩn ngứa, mụn nhọt, dị ứng, mề đay, nóng gan do uống nhiều rượu bia. Ngoài ra còn giúp tăng cường chức năng gan trong các trường hợp xơ gan, viêm gan, suy giảm chức năng gan.
Bột sủi thanh nhiệt giải độc gan Themaz Cola là dòng sản phẩm được tiếp thị và phân phối bởi CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÂM DƯỢC. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp vui lòng liên hệ qua Hotline 0798.16.16.16 - 0708.18.66.60 để được dược sĩ chuyên môn tư vấn miễn phí. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về sản phẩm tại:
Website: http://themaz.com.vn/
Thương mại điện tử: Lazada, Sendo, Shopee, Tiki… hoặc mua tại các đại lý nhà thuốc trên toàn quốc.
Qua thông tin bài viết trên, chắc chắn bạn đã biết bị nhiệt miệng ăn xôi được không. Đừng vì giá trị dinh dưỡng của xôi mà ăn nhiều khi đang bị nóng gan, nhiệt miệng. Mà thay vào đó, bạn nên áp dụng các cách trị nhiệt miệng trên đây để nhanh chóng chấm dứt tình trạng viêm lở, loét miệng nhé!
0 nhận xét trong bài " Bị nhiệt miệng ăn xôi được không?"
Đăng nhận xét